Tỉ giá: 3,695 Hotline: 1900 6825

Vì sao mô hình kinh doanh của Alibaba thành công ở Trung Quốc?

Tuy đi theo mô hình B2B (kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp) và vươn tầm quốc tế nhưng Alibaba đã gặt hái rất nhiều thành công, trở thành trang được nhiều người sử dụng. Không chỉ tạo tiếng vang lớn ở thị trường nội địa, Alibaba còn gây ấn tượng với người tiêu dùng trên thế giới. Để hiểu tại sao Alibaba thành công ở Trung Quốc đến vậy, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Tháng 4 năm 1999, Jack Ma, nhà sáng lập của Alibaba cho ra đời một sản phẩm lịch sử: Sàn giao dịch thương mại B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) đầu tiên của Trung Quốc với tên gọi Alibaba.com.

Alibaba.com được thành lập trên quan điểm riêng của Jack Ma, đó là các công ty châu Á không nên rập khuôn các mô hình kinh doanh từ Âu hay Mỹ, nhưng có thể học hỏi được nhiều từ họ.

Và Jack Ma đã cho thấy quan điểm của mình hoàn toàn chính xác. Ngày nay, Alibaba.com kết nối hơn 79 triệu doanh nghiệp trên 240 quốc gia và vùng lãnh thổ. 1688.com, một trang tương tự Alibaba.com, được thành lập vào năm 2003 với mục đích phục vụ B2B giữa các DN Trung Quốc với nhau.

Tại sao mô hình kinh doanh của Alibaba thành công ở Trung Quốc?

Alibaba thành lập được 22 năm, trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, sàn thương mại điện tử (TMĐT) phát triển thành công ở thị trường nội địa Trung Quốc và vươn lên vị trí thứ 2 trên toàn cầu. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến mô hình kinh doanh B2B của Alibaba như cách lựa chọn mô hình kinh doanh, giá thành rẻ, dịch vụ hậu cần linh hoạt… Để lý giải vì sao mô hình Alibaba lại áp dụng thành công ở Trung Quốc, hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây.

Alibaba lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Alibaba phát triển theo mô hình B2B - kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp

Alibaba phát triển theo mô hình B2B - kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp

Ở thời điểm Alibaba chưa thành lập, tại châu Âu và châu Mỹ, những mô hình TMĐT B2C (doanh nghiệp với khách hàng) và C2C (khách hàng với nhau) thường được lựa chọn vì có lợi nhuận biên cao hơn. Trong khi đó, mô hình b2b alibaba nếu áp dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn như không thể bán sỉ, khả năng cung ứng hàng hóa số lượng lớn thấp, lợi nhuận mang lại thấp và đặc biệt dịch vụ hậu cần vận chuyển cực kỳ khó khăn.

Đi ngược với xu thế của thời đại, Jack Ma đã lựa chọn mô hình B2B cho thị trường nội địa Trung Quốc và ông đã thành công. Không phải ngẫu nhiên mà Jack Ma chọn mô hình B2B, mà nó xuất phát từ việc Trung Quốc là thị trường sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới.

Trong 2 thập kỷ chuyển mình, Trung Quốc được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, trở thành nơi sản xuất tập trung cho mọi loại hàng hóa. Những DN sản xuất vừa và nhỏ tại Trung Quốc, có đủ khả năng cung ứng hàng hóa ra toàn cầu nhưng lại đang thiếu đầu ra, trở thành những khách hàng tiềm năng của Alibaba.com.

Xem thêm: Alibaba Trung Quốc

Nguồn cung hàng hóa giá rẻ

Thị trường TMĐT B2B từ lâu đã được đánh giá là rất tiềm năng nhưng trước khi Alibaba ra đời, hiếm có sàn TMĐT nào thành công trong lĩnh vực này. Nguyên nhân một phần vì các sàn TMĐT này đều không nằm ở Trung Quốc – nơi có thể sản xuất ra hàng hóa giá rẻ nhất thế giới vào thời điểm đó.

alibaba.com là mô hình kinh doanh gì

Hàng hóa trên Alibaba có sự đa dạng về mẫu mã, giá thành

Có thể nói, lợi thế sản xuất của Trung Quốc là điều khó có quốc gia nào học theo được. Kể cả tại Ấn Độ, các trang TMĐT sau này như Flipkart cũng không có ý định trở thành một “Alibaba của Ấn Độ”. Nguyên nhân chủ yếu vì các nhà sản xuất tại đây không thể đưa ra mức giá hợp lý bằng các nhà sản xuất Trung Quốc.

Đặc điểm dễ thấy là hàng hóa trên Alibaba.com rất phong phú với số lượng lớn. Đó là những hàng hóa mà thậm chí các công ty khó có thể mua được ở bên ngoài. Vì vậy, họ phải lên Alibaba.com để tìm kiếm.

Cung cấp thông tin nhà cung cấp và sản phẩm cụ thể

Đa phần các thành viên của alibaba b2b là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc, mà ở đất nước này có rất nhiều nhà cung cấp sản xuất cùng một mặt hàng. Điều này sẽ tạo nên tính cạnh tranh gay gắt về giá cả trên thị trường và chắc hẳn các doanh nghiệp sẽ không bỏ qua cơ hội buôn bán với chi phí thấp trên Alibaba.

Thông qua Alibaba, mỗi thành viên có thể tìm thấy thông tin về công ty, hàng hoá mình cần. Trong quá trình duyệt thông tin, Alibaba sẽ thu thập được một lượng thông tin ổn định và tạo ra cơ hội kinh doanh không giới hạn trên hệ thống. Sau khi đạt được những thỏa thuận về hàng hoá, dịch vụ Alibaba sẽ cung cấp các dịch vụ giúp các công ty giao dịch “offline” với nhau.

Chẳng hạn, các nhà sản xuất máy ở Thổ Nhĩ Kỳ hay Anh sử dụng Alibaba để tìm kiếm các nhà cung cấp rẻ ở Trung Quốc mà không phải đến tận nơi. Việc sử dụng Alibaba.com cũng giúp các doanh nghiệp không cần gặp mặt nhau trực tiếp, tiết kiệm thời gian và đặc biệt là chi phí cực thấp. Alibaba.com trở thành một đơn vị trung gian quan trọng.

b2b alibaba

Thông tin nhà cung cấp và sản phẩm được mô tả chi tiết trên hệ thống

Jack Ma cũng rất khôn ngoan khi cung cấp miễn phí hầu hết các công cụ cho người dùng, đồng thời đưa ra những chức năng đánh giá, xếp hạng để làm tăng độ tin cậy của nhà cung cấp.

“Doanh nghiệp là người hiểu rõ bài toàn của mình nhất mà không cần nhiều thời gian để hướng dẫn như người tiêu dùng thông thường”. Mô hình của Alibaba.com nhanh chóng được chấp nhận. Trong hơn 20 năm hoạt động, Alibaba không ngừng cải tiến hệ thống, chất lượng dịch vụ. Cho đến nay, trang web này trở thành nền tảng này sở hữu 45 triệu lượt xem/tháng, 500.000 mẫu thông tin về các cơ hội kinh doanh để kinh doanh hàng tồn kho thông tin, hơn 3.000 thông tin mua và bán mới mỗi ngày và hơn 300.000 yêu cầu mỗi tháng.

Sau bao nhiêu năm hoạt động sự thành công của alibaba tại Trung Quốc được khẳng định khi công ty này được vinh dự nhận được giải thưởng “Best of the Web: B2B” trong 4 năm liên tiếp (giải thưởng được tạp chí Forbes bình chọn). Đồng thời, công ty cũng được các độc giả của tạp chí Far Eastern Economic Review bình chọn là trang web B2B thông dụng nhất.

Xem thêm: Alibaba Việt Nam

Xây dựng website đa ngôn ngữ

Mô hình kinh doanh B2B của alibaba hướng đến khách hàng trên toàn cầu và để tạo điều kiện thuận lợi cho người mua hàng. Alibaba đã tích hợp ngôn ngữ của nhiều quốc gia khác nhau. Nhờ đó, người mua dễ dàng thực hiện thao tác tìm kiếm và mua hàng Alibaba trên hệ thống.

Về phạm vi, Alibaba hoạt động chủ yếu ở thị trường chính là Trung Quốc, Nhật Bản. Hai thị trường này được Alibaba đặc biệt nhắm tới bằng cách mở hai trang web địa phương (www.alibaba.com.cn và www.alibaba.co.jp) nhằm địa phương hóa hoạt động của mình. Các công ty ngoài hai thị trường trên muốn giao dịch thì phải thông qua trang Alibaba quốc tế (www.alibaba.com).

Trong mục tiêu ngắn hạn, Alibaba nhắm thêm tới các thị trường Hàn Quốc, Singapore và một số thị trường châu Á khác. Trong mục tiêu dài hạn, Alibaba sẽ trở thành cầu nối thị trường giữa châu Á và các thị trường Âu-Mỹ.

sự thành công của alibaba

Alibaba phát triển nhiều ngôn ngữ khác nhau

Nhằm hướng đến khách hàng quốc tế, Alibaba đã triển khai trang web Alibaba Quốc tế với tên tiếng Anh là (http://www.alibaba.com ). Trang web tiếng Trung phồn thể phục vụ cho đối tượng khách hàng Đài Loan, Hồng Kông, thị trường Đông Nam Á với tên miền http: //chinese.aliba ba.com. Trang web phục vụ cho khách hàng Hàn Quốc với tên miền là http://kr.alibaba.com ). Trong tương lai, Alibaba sẽ hoàn thiện và sớm cho ra mắt nhiều phiên bản khác nhau, nhưng dù phát triển theo ngôn ngữ nào thì Alibaba vẫn phục vụ cho mọi khách hàng trên toàn cầu.

Hiện tại, giao diện tiếng Anh của Alibaba (www.alibaba.com) đã có hơn 4.830.000 doanh nghiệp đăng ký từ hơn 240 nước khác nhau. Trung bình, mỗi ngày Alibaba có hơn 18.740 doanh nghiệp mới tham gia. Alibaba.com trở thành sàn TMĐT kết nối doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Có hơn 400.000 mặt hàng được phân loại trong 27 danh mục đang có mặt tại đây.

Từ nền tảng B2B, Alibaba sau này phát triển rộng ra các lĩnh vực khác như B2C và C2C với Taobao và Taobao Mall, rồi sang nhiều lĩnh vực khác trong TMĐT để tạo ra hệ sinh thái hoàn chỉnh. Năm 2003, đánh dấu một mốc quan trọng của Alibaba khi tung ra 1688.com, một trang TMĐT giống với Alibaba.com nhưng chuyên phục vụ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp nội địa. Cũng chính bởi sự phát triển toàn diện của mình, Alibaba được định giá 130 tỷ USD trên sàn chứng khoán của Mỹ vào năm 2014.

Cung cấp dịch vụ gia tăng vượt trội

Khi tham gia vào mô hình thương mại điện tử của alibaba, người bán hàng sẽ được hệ thống cung cấp một nền tảng bán hàng vượt trội. Với việc đăng ký tài khoản miễn phí là bạn có thể tham gia bán hàng trên mạng lưới của Alibaba rồi. Tuy nhiên, khi bán hàng trên hệ thống, bạn phải khai báo thông tin về sản phẩm, loại hàng muốn bán để người bán tìm. Khi đã chốt được sản phẩm, 2 bên sẽ trao đổi trực tiếp với nhau trực tiếp trên hệ thống hoặc qua Email cá nhân.

Với những người mới mở shop kinh doanh, người bán sẽ phân phối hàng hóa trực tiếp trên hệ thống. Nếu muốn bán hàng độc lập, Alibaba sẽ hỗ trợ các shop xây dựng một tên miền độc lập có liên kết với Alibaba.

mô hình b2b của alibaba

Alibaba cung cấp dịch vụ vận chuyển toàn cầu

Tham gia vào sàn TMĐT Alibaba là các shop đã có cơ hội tiếp cận với hàng triệu khách hàng trên thế giới. Song với những shop mới, bận vẫn có thể quảng bá qua Alibaba qua Email, quảng cáo biểu ngữ, liên kết văn bản hay các loại thư chuyển phát nhanh.

Alibaba giúp người dùng tìm hiểu về tình hình tài chính của khách hàng tiềm năng và tìm khách hàng mới. Đồng thời, xác định tính hợp pháp của công ty. Từ đó, giúp người mua dễ dàng đưa ra quyết định có nên hợp tác với nhà cung cấp hay không.

Ngoài ra, Alibaba áp dụng chính sách vận chuyển đến nhiều quốc gia khác nhau.  Điều này, tạo điều kiện cho người mua hàng sở hữu sản phẩm trên Alibaba một cách thuận tiện nhất.

Đội ngũ nhân viên gắn kết bền vững

Để nâng cao giá trị thương hiệu, Alibaba đã xây dựng liên minh Softbank và mời Giám đốc điều hành của công ty và người giàu nhất châu Á, Sun Zhengyi, làm cố vấn chính của Alibaba. Thông qua các hoạt động tuyên truyền thành công khác nhau, Alibaba đã nhiều lần được chọn là một trong những trang B2B tốt nhất trên thế giới.

Áp dụng thành công nền tảng thanh toán trực tuyến an toàn

mô hình thương mại điện tử của alibaba

Alibaba thanh toán chủ yếu qua tài khoản Alipay

Sự ra đời của nền tảng thanh toán Alipay đã mở ra kỷ nguyên mới cho thị trường mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới. Khi thanh toán qua thẻ Alipay, người mua hàng sẽ được bồi thường đầy đủ nếu họ gặp rủi ro, tổn thất khi mua hàng.

Chính sách bồi hoàn của hình thức thanh toán Alipay luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Đây là điều mà các sàn TMĐT thời đó chưa làm được.

Những năm gần đây, Alibaba cũng bị ảnh hưởng do sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc, tiêu dùng chậm lại và đặc biệt khi hàng hóa Trung Quốc không còn rẻ như trước. Việc các nhà sản xuất lần lượt rời khỏi Trung Quốc để tìm kiếm những thị trường mới có chi phí thấp hơn cũng ảnh hưởng tới hoạt động của Alibaba. Dù chịu nhiều ảnh hưởng từ tăng trưởng kinh tế, song mô hình kinh doanh của alibaba vẫn phát triển thành công rực rỡ không chỉ ở Trung Quốc, mà còn mở rộng ra thị trường toàn cầu.

►►► Đăng ký nhận ưu đãi đặc biệt từ Thương Đô TẠI ĐÂY


Thông tin liên hệ:

Bài viết liên quan